Trang chủ » FOSSASIA Summit – cầu nối tiếp cận công nghệ tiên tiến

FOSSASIA Summit – cầu nối tiếp cận công nghệ tiên tiến

by tranthang
13 views

FOSSASIA Summit 2024 – Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) & Nguồn mở Châu Á diễn ra tại Hà Nội từ ngày 8-10/4/2024.

Sự kiện năm nay được tổ chức bởi FOSSASIA, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Học viện công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) và Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA).

FOSSASIA Summit (hay FOSSASIA Open Tech Summit) là sự kiện công nghệ thường niên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt trong gần 15 năm qua tại nhiều quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Mỗi kỳ summit sẽ gồm 2 phần chính: hội thảo chuyên đề và triển lãm các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Hội nghị đón khoảng 3.000 người tham dự, 500 công ty trong và ngoài nước cùng với sự góp mặt của 200 diễn giả từ 40 quốc gia là chuyên gia công nghệ thuộc các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI & Robotics); Công nghệ bán dẫn (Semiconductor); Cloud (điện toán đám mây); Web3 & Blockchain, An ninh mạng (Cybersecurity) và Cơ sở dữ liệu (Database).

Sự kiện sẽ bao gồm 2 hoạt động diễn ra song song: Hội thảo CNTT và Triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giải pháp công nghệ từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google, Oracle, Arm, Fujitsu, AWS, Ethereum Foundation, ByteDance …  BTC dự kiến sẽ đón khoảng 3000 người tham dự, với sự góp mặt của 200 diễn giả là chuyên gia công nghệ thuộc các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI & Robotics); Công nghệ bán dẫn (Semiconductor); Cloud (điện toán đám mây); Ethereum, Blockchain, Web3; An ninh mạng (Cybersecurity); Hệ thống nguồn mở (Database – MySQL, PostgreSQL) …

CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH

1. Web3 Builders’ Day (xây dựng dự án Web3 trên nền Ethereum và Arbitrum): Gặp gỡ và giao lưu trực tiếp với người đại diện từ tổ chức Ethereum danh tiếng. Tham gia workshop thực chiến, hướng dẫn cách xây dựng và phát triển dự án Web3 trên nền tảng chuỗi khối lớn nhất thế giới.

2. Database (hệ thống dữ liệu nguồn mở): Tối ưu hóa hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu mở với các workshop chuyên sâu được thực hiện bởi chuyên gia đến từ MySQL và PostgreSQL

3. Operating System (hệ điều hành nguồn mở openEuler)Giới thiệu hệ điều hành nguồn mở phát triển bởi “ông lớn” Huawei – góp phần thúc đầy chuyển đổi số và kinh tế số

4. AI & Cloud (Trí tuệ nhân tạo và Điện toán đám mây): OpenAI, GenAI, LLMs, K8s, CI/CD, OpenTelemetry, WebAssembly

5. Cybersecurity (An ninh mạng): Passwordless, Zero Trust, Privacy with TOR, Supply Chain Security, Network Security, Quantum Threats

6. Open Source Hardware and Semiconductor (Công nghệ bán dẫn): RISC-V giải pháp công nghệ bán dẫn nguồn mở cho thiết kế chip và hệ thống tích hợp, open source firmware development.

Fossana-summit

Bà Đặng Hồng Phúc – nhà sáng lập FOSSASIA chia sẻ: “Tôi hy vọng FOSSASIA Summit sẽ trở thành cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, giúp lập trình viên Việt Nam nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề để cạnh tranh cùng bạn bè quốc tế. Với nhiều chính sách mở của chính phủ cùng với sự ổn định về chính trị, tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, không chỉ riêng gì mảng công nghệ mà còn nhiều ngành công nghiệp bổ trợ khác nữa”.

Ông Xiong Wei (diễn giả chính của sự kiện), Giám đốc điều hành openEuler chia sẻ: “Đây là lần thứ hai liên tiếp openEuler được góp mặt tại FOSSASIA Summit, sau sự kiện tại Singapore vào năm ngoái. Dù mới ra mắt từ năm 2019, openEuler đã nhanh chóng bắt nhịp với sự bùng nổ của AI thông qua các công nghệ mới như Euler Copilot và GMEM, góp phần tăng tốc đào tạo, thay đổi cách sử dụng và tương tác của các HĐH truyền thống. Chúng tôi dành riêng 1 ngày (9/4) để chia sẻ với các bạn mọi thứ về openEuler tại FOSSASIA Summit Hà Nội. Tôi hy vọng mọi người có thể đến tham dự và đóng góp ý tưởng để cùng xây dựng một HĐH nguồn mở do chính người Châu Á phát triển”.

Bên cạnh openEuler Day – chuyên sâu về hệ điều hành nguồn mở, nhóm nhà phát triển và các chuyên gia đến từ Fujitsu, AWS sẽ phân tích sâu sắc về PostgreSQL Database. Đây là cơ hội để tìm hiểu thêm về PostgreSQL – CSDL nguồn mở tiên tiến nhất thế giới. Hoạt động này phù hợp với những ai mới làm quen với CSDL nguồn mở, hoặc những chuyên gia trong lịch vực xây dựng hệ thống.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Anh – Phó Giám đốc PTIT bày tỏ vui mừng được đón các đại biểu đến tham dự hội nghị được tổ chức tại PTIT, được tham dự vào hệ sinh thái sôi động tại PTIT và hòa mình vào một hội nghị thượng đỉnh hứa hẹn mang lại những trải nghiệm, cơ hội học tập và kết nối phong phú. PTIT là đơn vị đào tạo tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam.

Ông Mario Behling – CEO OPNTEC cho biết trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, các nguyên tắc của phần mềm nguồn mở và miễn phí (FOSS) đã nổi lên như một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng trưởng. “Việc nắm bắt các công nghệ mở đang biến đổi các ngành công nghiệp như thế nào bằng cách thúc đẩy hợp tác, thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy các đột phá công nghệ”.

Ông cũng chia sẻ trọng tâm tác động của công nghệ mở trên 4 lĩnh vực then chốt: AI, điện toán đám mây, tiền điện tử (crypto) và phần cứng cũng là 4 nội dung tập trung trao đổi tại hội nghị.

“Bắt đầu với AI, sự phát triển của AI cho thấy các công cụ và nền tảng nguồn mở đang dân chủ hóa việc phát triển AI, cung cấp các thuật toán mạnh mẽ và bộ dữ liệu khổng lồ cho các nhà phát triển trên toàn thế giới. Khả năng tiếp cận này không chỉ giúp tăng tốc nghiên cứu và ứng dụng AI mà còn đảm bảo bối cảnh phát triển đa dạng và toàn diện hơn”.

Trong lĩnh vực điện toán đám mây, phiên thảo luận tại hội nghị đề cập cách các giải pháp nguồn mở đang hỗ trợ các tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt, có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí. Lĩnh vực này xem xét sự thay đổi hướng tới hệ sinh thái đám mây mở, giúp thúc đẩy khả năng tương tác và ngăn chặn sự khóa chặt của nhà cung cấp, từ đó trao quyền cho các doanh nghiệp điều chỉnh môi trường CNTT theo nhu cầu cụ thể của họ.

Cuối cùng, cuộc thảo luận chủ đề phần cứng, nơi các nguyên tắc nguồn mở đang cách mạng hóa cách chúng ta thiết kế, xây dựng và chia sẻ các sản phẩm vật lý. Từ các sáng kiến phần cứng mở đang làm cho công nghệ trở nên dễ tiếp cận hơn cho đến sự hợp tác đang vượt qua ranh giới của những gì có thể, phân khúc này thể hiện những tác động hữu hình của công nghệ mở trong không gian phần cứng.

Bài viết liên quan

Leave a Comment