Áp dụng cách quản lý nhà hàng như thế nào mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao? Hẳn đây là thắc mắc của không ít người khi mới lần đầu khởi nghiệp. Để thực hiện tốt yêu cầu người quản lý cần có kinh nghiệm và các kỹ năng phù hợp. Hãy cùng Người Đại Biểu tìm hiểu thêm về các nguyên tắc và lưu ý khi quản lý nhà hàng nhé.
Mục lục
Quản lý nhà hàng là gì?
Là thực hiện vận hành nhà hàng hoạt động trơn tru, hiệu quả dựa vào việc quản lý mọi mặt như: nhân sự, nguyên liệu đầu vào, chăm sóc khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, quảng cáo, giải quyết sự cố và khiếu nại… Đối với các nhà hàng muốn hoạt động thành công không thể thiếu sự góp mặt của bộ phận quản lý. Muốn vậy, người quản lý phải có đầy đủ những kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm từ thực tế.
Tại sao cần áp dụng đúng cách quản lý nhà hàng?
Với bất cứ hoạt động kinh doanh nào, nếu không quản lý sẽ dẫn đến tình trạng đi sai hướng, không còn giống với mục tiêu ban đầu.
- Đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra minh mạch với hiệu suất cao.
- Giảm thiểu tối đa mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Lựa chọn được nguồn nhân lực phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể.
- Cân đối tài chính, doanh thu nhà hàng ổn định và có lợi nhuận gia tăng.
- Tạo ra môi trường làm việc công bằng, văn minh, chuyên nghiệp giúp nhân viên phát huy năng lực bản thân.
- Củng cố thương hiệu uy tín nhằm thu hút nhiều khách hàng ghé đến, gia tăng doanh thu.
Và rất nhiều lý do khác cho thấy quản lý nhà hàng là khâu cần thiết phải có đối với các thương hiệu.
Các nguyên tắc khi quản lý nhà hàng bạn cần biết
Áp dụng đúng cách quản lý nhà hàng là khi bạn đảm bảo được những nguyên tắc sau đây.
Quy định thời gian cụ thể
Cho mọi việc tại nhà hàng ví dụ: thời gian mọi người có mặt làm việc, thời gian mọi người ra về, thời gian dọn vệ sinh… Đặc biệt là thời gian bắt đầu khởi động các thiết bị điện và nhiệt của nhà hàng. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí trong khoản chi tiêu hàng tháng của nhà hàng.
Lập danh sách công việc cụ thể
Có thể theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng nhưng danh sách công việc cần được liệt kê đầy đủ, rõ ràng và chi tiết. Nhờ đó người được giao việc sẽ biết nên hoàn thành thế nào mới hiệu quả.
Có những buổi họp nhỏ đầu mỗi ca làm việc
Đối với những nhà hàng có quy mô lớn thì việc họp bộ phận đầu mỗi ca làm việc sẽ giúp nhân viên cập nhật thông tin mới kịp thời. Bên cạnh đó là nhanh chóng giải quyết vấn đề nếu có ở ca làm việc trước.
Tiếp nhận ý kiến từ nhân viên
Việc lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên rất quan trọng. Điều này giúp người quản lý nắm bắt vấn đề đang có nhanh chóng. Nhờ vậy giải quyết vấn đề dễ dàng hơn thay vì để nó tồn đọng qua ngày.
Phân công công việc rõ ràng
Điều này thực sự cần thiết trong quản lý nhà hàng. Phân công công việc càng rõ ràng chi tiết, hiệu suất công việc sẽ càng cao. Quan trọng là phải phân chia khối lượng công việc phù hợp với năng lực của từng người. Muốn thế, người quản lý cần nắm bắt thông tin chính xác từ trưởng các bộ phận.
Giám sát trong quá trình làm việc
Quản lý không trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách hàng nhưng cần có mặt thường xuyên để giám sát công việc và giải quyết vấn đề kịp thời.
Vệ sinh sau mỗi ngày làm việc
Hãy đảm bảo rằng mỗi khi kết thúc ca làm việc cuối cùng nhà hàng đã được vệ sinh sạch sẽ. Ngày làm việc mới nhân viên sẽ có nhiều động lực hơn khi nhà hàng luôn sạch đẹp. Đây cũng là tiêu chí khách hàng nhìn nhận và đánh giá nhà hàng có đạt tiêu chuẩn hay không.
Ghi chú lại những điều cần lưu ý
Ghi chú đầy đủ những điều cần lưu ý trong mỗi ngày làm việc. Điều này hỗ trợ cho bảng kế hoạch công việc tương lai được đầy đủ hơn.
Cách quản lý nhà hàng mang đến hiệu quả cao
Muốn áp dụng đúng cách quản lý nhà hàng đạt kết quả tốt, các bạn cần nắm rõ những điều sau.
Quản lý chi phí cố định
Các bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau khi quản lý chi phí cố định. Ví dụ như tài chính, tài sản của nhà hàng… Điều này góp phần duy trì hoặc mở rộng quy mô hoạt động của nhà hàng đó.
Ngoài ra, bộ phận quản lý còn cần chú ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố tạo nên thương hiệu uy tín cho chính nhà hàng của bạn. Hay là quản lý các rủi ro có thể xảy ra để xử lý kịp thời, giúp nhà hàng duy trì hoạt động ổn định dài lâu.
Quản lý nhân sự
Bên cạnh quản lý tài chính thì quản lý nhân sự là điều không thể thiếu trong quản lý nhà hàng. Các khẩu như tuyển dụng nhân sự có năng lực, lắng nghe và thấu hiểu nhân viên, chế độ khen thưởng và đãi ngộ hợp lý, môi trường làm việc có thể phát triển…đều là những điều cần được thực hiện tốt.
Muốn quản lý tốt nhà hàng thì không nên xem nhẹ vấn đề quản lý khách hàng và luôn tận tình trong việc lắng nghe nhu cầu khách hàng. Một thương hiệu nhà hàng hoạt động thành công là khi mang đến những giá trị khách hàng cần.
Dùng phần mềm hỗ trợ quản lý nhà hàng
Muốn quá trình quản lý nhà hàng được thuận tiện, dễ dàng và chuyên nghiệp thì không thể thiếu sự góp mặt của các công cụ/phần mềm quản lý được. Tham khảo những phần mềm hiện đại thích hợp với quy mô nhà hàng của bạn để áp dụng nhé.
Lưu ý gì khi quản lý nhà hàng?
Muốn quản lý tốt nhà hàng thì các bạn không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng như sau.
- Không nên một mình ôm đồm hết tất cả những khâu cần quản lý, thay vì đó hãy chia nhỏ công việc là giao cho cấp dưới.
- Hãy đảm bảo rằng mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ở vị trí của mình.
- Quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà hàng, vậy nên đừng xem nhẹ nó.
- Tìm hiểu kỹ và lựa chọn cách quản lý nhà hàng phù hợp với doanh nghiệp của mình.
- Nhà hàng có quy mô càng lớn thì yêu cầu người quản lý càng phải có kinh nghiệm dày dặn.
- Linh hoạt trong quá trình quản lý sao cho đạt được kết quả tốt nhất có thể.
- Cần sự hỗ trợ của những công cụ/phần mềm tân tiến giúp quá trình quản lý nhà hàng dễ dàng hơn.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm hay từ các chuyên gia giúp việc quản lý trở nên hiệu quả hơn.
FAQ về quản lý nhà hàng thường gặp
Cùng bài viết tiếp tục giải đáp thắc mắc thường gặp khi quản lý nhà hàng nhé.
Sai lầm nghiêm trọng dễ mắc phải khi quản lý nhà hàng
Đó chính là:
- Thiếu thân thiện, tạo khoảng cách với cấp dưới. Đây là điều cấm kỵ khi kinh doanh nhà hàng cần đến sự hiểu rõ lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
- Không tạo ra môi trường làm việc có tính phát triển, chưa biết cách khơi gợi tiềm năng của nhân viên.
- Thiếu nhanh nhạy khi xử lý các vấn đề xảy ra trực tiếp với khách hàng.
Có cần chú trọng quảng cáo khi quản lý nhà hàng?
Điều này là cần thiết, quảng cáo sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của nhà hàng được biết đến rộng rãi hơn. Nên nhớ cách quảng cáo hiệu quả nhất chính là từ những nhận xét chân thật của khách hàng đã từng trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng. Đó là lý do bạn cần quản lý tốt mọi khâu để tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Nên ưu tiên vấn đề gì khi quản lý nhà hàng?
Quản lý nhà hàng là phạm trù rộng lớn gồm nhiều mảng khác nhau. Một người quản lý đạt tiêu chuẩn và biết cách cân bằng giữa các mảng với nhau. Bởi vì cho dù là quản lý nhân lực, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm hay chăm sóc khách hàng đều quan trọng như nhau cả.
Qua bài viết của Người Đại Biểu các bạn đã hiểu thêm về cách quản lý nhà hàng sao cho hiệu quả rồi. Liên hệ với chúng tôi nếu cần được tư vấn các thắc mắc liên quan nhé.