Trang chủ » Cần quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ và có giải pháp can thiệp sớm

Cần quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ và có giải pháp can thiệp sớm

by tranthang
325 views

Hội nghị giao ban trực tuyến Dự án Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Ban dự án Trung ương với các đơn vị thực hiện dự án.

Tham dự tại điểm cầu trung ương có TS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, PGS.TS Trần Trọng Hải- Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; Ban Quản lý dự án TW, Ban quản lý dự án 07 đơn vị đồng thực hiện dự án. Tại điểm cầu tại Hà Nội và còn có các điểm cầu của 11 Sở Y tế triển khai dự án.

Phát biểu khai mạc, TS Cao Hưng Thái- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, trong thời gian qua Đảng, Quốc hội luôn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho những người yếu thế, người khuyết tật, người khuyết tật là nạn nhân do chất độc dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Để giảm thiểu những thiệt hại do chất độc dioxin gây ra, Bộ Y tế đã thực hiện 2 chương trình quan trọng là Phục hồi chức năng dựa vào Cộng đồng và Chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2018 – 2021, đồng thời giúp Chính phủ xây dựng cơ sở dữ về người khuyết tật, trong đó có nạn nhân dioxin và xây dựng hướng dẫn các kỹ thuật phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng phát hiện sớm trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ.

Đặc biệt trẻ tự kỷ phải được quan tâm và phát hiện sớm để giảm bớt những hậu quả nặng nề cho gia đình, trường học, xã hội và các cơ sở y tế. Người khuyết tật cũng cần được hòa nhập cộng đồng và được hưởng những quyền lợi về chăm sóc sức khỏe và các quyền lợi khác.

Cần quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ và có giải pháp can thiệp sớm

Từ năm 2018, Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan triển khai dự án “Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2018 – 2021” tại 11 tỉnh.

Mục tiêu chính của dự án là cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe và khuyết tật, nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật tại cơ sở y tế và cộng đồng; nạn nhân, người khuyết tật và gia đình được tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn về phục hồi chức năng và được hỗ trợ tổng thể, theo nhu cầu…

Tại các cơ sở y tế, nạn nhân được sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và được tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, tiếp cận dụng cụ trợ giúp có chất lượng và được hỗ trợ tổng thể, theo nhu cầu cần can thiệp về y tế.

Tại mỗi tỉnh triển khai dự án đều tổ chức đoàn khám chuyên khoa để sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho các nạn nhân. Những người có các vấn đề sức khỏe đều được đưa cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, phẫu thuật, phục hồi chức năng (mỗi tỉnh hỗ trợ khoảng 30 nạn nhân, người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình).

Bên cạnh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng tại cơ sở y tế, dự án cũng tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và thành viên gia đình nạn nhân về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng tại nhà.

Tại mỗi tỉnh chọn hai huyện, mỗi huyện chọn nạn nhân của tất cả các xã để được các cơ sở y tế chuyên về phục hồi chức năng tập huấn, hướng dẫn. Căn cứ danh sách nạn nhân đã được khảo sát cũng như sau khi được khám sàng lọc; căn cứ thực trạng bệnh tật, chỉ định chăm sóc và nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà để thực hiện tập huấn.

Người nhà và cộng tác viên hỗ trợ thực hiện hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa khuyết tật đối với nạn  nhân; xây dựng phương pháp dinh dưỡng phù hợp, phương pháp vệ sinh, giữ gìn thân nhiệt theo thời tiết; sử dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng đơn giản tại nhà; hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp hoặc làm các dụng cụ hỗ trợ đơn giản tại nhà; sử dụng thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ…

Khi có vấn đề về sức khỏe, cần được sơ cứu tại chỗ, gia đình biết cách liên hệ và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được can thiệp. Cải thiện môi trường sống để nạn nhân dễ dàng tiếp cận (nhà bếp, nhà vệ sinh, buồng ngủ, lối đi lại quanh nhà…); giúp nạn nhân cùng tham gia các đợt vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao, mua sắm.

Tại 11 tỉnh trong vùng dự án, hệ thống quản lý người khuyết tật được hoàn thiện và đi vào hoạt động bao gồm cả phát hiện, quản lý hồ sơ, điều phối dịch vụ phù hợp cho người khuyết tật tại cộng đồng. Tất cả cán bộ trạm y tế cập nhật thông tin của toàn bộ nạn nhân, người khuyết tật vào phần mềm quản lý của Bộ Y tế.

Tại Hội nghị giao ban, TS Cao Hưng Thái đã đề nghị các điểm cầu tổng kết các hoạt động, đồng thời thảo luận để thực hiện Dự án.

 

Bài viết liên quan

Leave a Comment